Lượng nước tưới cây dưa lưới giá thể

Lượng nước tưới cây dưa lưới giá thể

Lượng nước tưới cây dưa lưới trồng giá thể phụ thuộc phương pháp tưới, giống, vật liệu giá thể và điều kiện thực tế của mỗi vườn. Lựa chọn hệ thống tưới nhỏ giọt và lượng nước tưới phù hợp là chìa khóa giúp canh tác cây dưa lưới trên giá thể đạt hiệu quả cao.

1. Các thiết bị tưới nhỏ giọt Netafim dùng cho cây dưa lưới trồng trên giá thể

 1.1 Dây cắm tại gốc Capinet – Netafim

  • Dây cắm tại gốc Capinet – Netafim thích hợp đối với hình thức trồng dưa lưới trong bầu giá thể với quy mô diện tích nhỏ.
  • Capinet có lưu lượng nhỏ giọt 2 lít/giờ. Sử dụng linh hoạt hơn nhờ ống nhỏ 2.5*3.6mm đưa nước trực tiếp nhỏ giọt vào vị trí chính xác được yêu cầu. Phù hợp với mọi yêu cầu về tưới độc lập cho riêng từng chậu cây. Ít chi tiết và phụ kiện kèm theo khi lắp đặt.
  • Dây cắm tại gốc Capinet không yêu cầu độ đồng đều cao về nước, phân bón giữa các cây. Với chi phí đầu tư ban thấp hơn các thiết bị dây cắm tại gốc khác.

Tưới nhỏ giọt dưa lưới giá thể capinet Netafim

1.2 Đầu nhỏ giọt mũi tên Arrow Dripper – Netafim

  • Đầu nhỏ giọt mũi tên Arrow Dripper – Netafim được áp dụng hiệu quả, thích hợp trồng dưa lưới trong bầu giá thể đối với quy mô sản xuất diện tích lớn.
  • Đầu nhỏ giọt mũi tên Arrow Dripper với lưu lượng 2 lít/giờ. Dùng tích hợp với đầu nhỏ giọt PCJ (02 – 30 lít/giờ) có chức năng bù áp cho canh tác trên bầu giá thể và chống nhỏ giọt nước khi ngừng tưới.
  • Đầu nhỏ giọt mũi tên Arrow Dripper đảm bảo cấp nước và phân bón giữa các cây có mức độ đồng đều cao. Dễ dàng tính toán lượng nước và phân bón chính xác cho từng đối tượng cây trồng.
  • Có thể thiết kế chiều dài dây cắm theo bố trí vườn. Và cho phép bố trí đầu nhỏ giọt chính xác tại vị trí cần thiết.

Tưới nhỏ giọt dưa lưới giá thể Arrow Dripper Dưa Lưới

Đầu nhỏ giọt mũi tên Arrow Driper tích hợp đầu bù áp PCJ – Netafim cho cây dưa lưới trồng giá thể

2. Nhu cầu nước cơ bản/Lượng nước tưới cây dưa lưới giá thể

  • Cây dưa lưới trồng giá thể cần bổ sung nước tưới đầy đủ và thường xuyên. Lượng nước tùy thuộc nhu cầu trong từng giai đoạn.
Giai đoạn Cây con Ra hoa đực, hoa cái Thụ Phấn, đậu trái Nuôi trái Tạo lưới Tạo ngọt
Lượng nước (ml/cây/ngày) 500-700 1000-1500 1600-1800 1800-2000 1800 1500-1200
EC 1-1.5 1.5-1.8 1.8-2.0 2.0-2.3 2.0-1.8 1.8-1.5
  • Lượng nước tưới điều chỉnh theo điều kiện thời tiết thực tế.
  • Những tháng nắng gắt tăng lượng nước tưới, tháng trời lạnh hoặc mưa nhiều giảm lượng nước tưới. Theo dõi thường xuyên để cây không bị héo. Nếu cây dưa bị héo sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của lá. Từ đó trái kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.

3. Số lần tưới trong ngày cho cây dưa lưới trồng giá thể

Cây dưa lưới trồng giá thể cần tưới nhiều lần trong một ngày. Không tưới cùng một lúc lượng nước của cả ngày. Số lần tưới trong ngày của cây dưa lưới tuỳ thuộc vào cấu trúc giá thể.
  • Tưới ngắn: Chia ra nhiều lần tưới trong ngày, thời gian 1 lần tưới ngắn để hạn chế thất thoát nhiều nước và phân bón. Thường áp dụng cho vật liệu giá thể có kích thước lớn, giữ nước kém. Ví dụ giá thể xơ dừa trơ, tỷ lệ xơ nhiều hơn mùn.
  • Tưới dài: Số lần tưới trong ngày ít hơn và thời gian tưới/lần kéo dài hơn so với tưới ngắn. Áp dụng cho vật liệu giá thể có kích thước nhỏ, giữ nước tốt. Ví dụ giá thể xơ dừa, tỷ lệ xơ ít hơn mùn, có trộn thêm phân trùn quế.

4. Nước rỉ 

  • Khi tưới cần có nước thừa chảy ra khỏi bầu giá thể, lượng nước thừa này gọi là nước rỉ, chiếm 20-35% lượng nước tưới hàng ngày, tỉ lệ nhiều hay ít tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng vườn.
  • Mục đích: ngăn chặn tình trạng tích tụ phân bón thừa dưới đáy bầu giá thể làm EC quá cao dẫn đến cháy lá, nứt thân hoặc nứt trái.

Cập nhật lúc: 2:27 chiều, 05/11/2024