Cách bón phân NPK cho cây ăn trái

Cách bón phân NPK cho cây ăn trái
Cách bón phân NPK cho cây ăn trái cần dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây trồng. Các loại cây ăn trái khác nhau yêu cầu dinh dưỡng khác nhau. Xác định nhu cầu dinh dưỡng kết hợp lượng phân bón, cách bón phù hợp giúp vườn cây ăn trái sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

I. THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN – CÂY CON

  • Nhu cầu dinh dưỡng: trong giai đoạn sau trồng cần bón bổ sung nhiều phân lân và phân đạm, bón ít phân kali.
  • Phân bón chứa lân có vai trò giúp hình thành và phát triển bộ rễ. Do đó dinh dưỡng lân nên thực hiện bón lót trước khi trồng. Nhà vườn cần lưu ý là phân lân dễ bị cố định trong đất và chậm di chuyển trong dung dịch đất. Do đó khi sử dụng các loại phân bón dạng hạt chậm tan. Cần bón theo hàng và bón gần bộ rễ để tăng khả năng hấp thụ phân lân.
  • Sử dụng phân bón NPK hòa tan NovAcid 13-40-13+TE qua hệ thống tưới nhỏ giọt. NovAcid giúp cung cấp hàm lượng lân hòa tan cao ngay vùng rễ hữu hiệu cây trồng.
  • Phân bón chứa đạm giúp phát triển thân cành lá. Phần lớn cây ăn trái trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, bón phân theo từng đợt để thúc các cơi đọt. Trung bình cây ăn trái sẽ phát triển khoảng 3 – 4 cơi đọt đợt/năm. Thời điểm bón thúc khi cơi đọt trước đã già sẽ thúc cây bung đọt mới đồng loạt. Tuy nhiên nhà vườn cần lưu ý các dạng phân đạm dễ thất thoát nên không bón một lượng lớn trên mỗi lần bón.
  • Sử dụng phân bón NPK hòa tan NovAcid 22-11-11+6MgO+TE qua hệ thống tưới nhỏ giọt giúp cung cấp lượng đạm phù hợp cho từng thời điểm và từng loại cây trồng. Bổ sung Magie giúp lá phát triển xanh dày.

Cách bón phân NPK cây bơ
Xem thêm về phân bón NPK hòa tan NovAcid 13-40-13+TE

II. THỜI KỲ KINH DOANH/CHO TRÁI

  • Nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn trái tăng dần theo tuổi cây và mức năng suất. Cây cho trái bói sẽ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn giai đoạn cây con. Thời kỳ kinh doanh ổn định có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn thời kỳ cho trái bói. Và năng suất càng cao, yêu cầu lượng phân bón NPK càng nhiều hơn.
  • Giai đoạn phục hồi sau thu hoạch
  • Giai đoạn sau thu hoạch, cần bón bổ sung dinh dưỡng để bù cho lượng đã lấy đi từ trái đã thu hoạch. Việc cắt tỉa cành và bón phân hữu cơ rất cần thiết cho giai đoạn này.
  • Sau thu hoạch, cần bón nhiều phân lân để giúp tái tạo bộ rễ mới. Đồng thời bón bổ sung phân đạm để thúc các cơi đọt mới tạo điền đề cho nuôi trái vụ sau.
  • Cách bón phân NPK: Sử dụng phân bón NPK hòa tan NovAcid 13-40-13+TE và NovAcid 22-11-11+6MgO+TE qua tưới nhỏ giọt để cung cấp đầy đủ và chính xác nhu cầu dinh dưỡng của cây.
  • Việc bón phân NPK sau thu hoạch nên thực hiện sớm để giúp cây nhanh chóng phục hồi sức sinh trưởng.

Cách bón phân NPK cây xoài

Giai đoạn ra hoa

  • Giai đoạn ra hoa cây ăn trái cho nhu cầu dinh dưỡng ít hơn các giai đoạn khác. Tuy nhiên, việc thiếu hụt dinh dưỡng NPK sẽ làm hoa kém phát triển, hoa nhỏ, dễ rụng hoa và trái non.
  • Trong giai đoạn này nên lựa chọn các loại phân bón NPK với tỷ lệ bằng nhau để đảm bảo cây đủ sức nuôi hoa.
  • Cần lưu ý không nên bón một lượng phân bón quá nhiều trên mỗi lần. Điều này dễ gây sốc dinh dưỡng và gây rụng hoa, trái non.
  • Đồng thời lưu ý giai đoạn này cây trồng rất mẫn cảm với nước tưới. Sự thiếu hay thừa ẩm độ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của hoa và hình thành trái non.
  • Sử dụng phân bón NPK hòa tan NovAcid 19-19-19+3CaO+TE qua tưới nhỏ giọt cho giai đoạn ra hoa của cây ăn trái. Hàm lượng NPK cân bằng với lượng dinh dưỡng được cung cấp đều đặn vào vùng rễ hữu hiệu. Giúp hạn chế tình trạng cây bị sốc dinh dưỡng hay bị sốc nước gây rụng hoa.

Xem thêm về phân bón NPK hòa tan NovAcid 19-19-19+3CaO+TE

Giai đoạn nuôi trái

  • Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng nông sản thu hoạch của cây ăn trái.
  • Giai đoạn này cần bón cân đối hàm lượng NPK và cần bón N, K cao hơn.
  • Phân bón N cao sẽ giúp tăng kích thước trái, cây sung khỏe.
  • Phân bón chứa K giúp gia tăng chất lượng trái. Và tăng khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng khác trong cây.
  • Cần lưu ý bón phân đạm trong giai đoạn này. Không bón lượng đạm cao vào giai đoạn trái vừa đậu trái vì sẽ dễ gây sốc dinh dưỡng, gây rụng trái non. Đến giai đoạn trái lớn, lượng đạm bón quá nhiều dễ gây hiện tượng nứt trái, dày vỏ. Giai đoạn trái gần thu hoạch nên giảm lượng đạm vì bón nhiều N gây trái chậm chín, giảm chất lượng trái.
  • Bón Kali trong giai đoạn trái nhỏ với lượng vừa đủ giúp tăng sức đề kháng và tăng khả năng đậu trái. Tuy nhiên giai đoạn trái lớn bón quá nhiều kali sẽ làm trái chậm lớn. Trong giai đoạn sắp thu hoạch, cần tăng cường bón K để gia tăng chất lượng và màu sắc trái.
  • Cách bón phân NPK: Sử dụng các công thức phân bón NPK hòa tan NovAcid 22-11-11+6MgO+TE và NovAcid 19-19-19+3CaO+TE cho giai đoạn nuôi trái lớn. NovAcid 12-4-36+3CaO+TE cho giai đoạn sắp thu hoạch qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Bổ sung lượng phân bón vừa đủ theo nhu cầu từng giai đoạn. Dinh dưỡng phân bố ngay vùng rễ hữu hiệu. Giúp cây đủ sức nuôi trái, năng suất cao và chất lượng trái như mong đợi.

Xem thêm về phân bón NPK hòa tan NovAcid 12-4-36+3CaO+TE

Cách bón Phân NPK Cho Thanh Long 01

Cập nhật lúc: 10:04 sáng, 24/07/2024