Phân bón vô cơ bón vào đất được cây trồng sử dụng như thế nào? Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam. Hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45. Phân lân từ 40-45% và kali từ 40-50%. Tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón… Như vậy, còn 60 – 65% lượng đạm, 55 – 60% lượng lân và 55 – 60% lượng kali được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
Và các nguyên nhân chủ yếu gây ra lượng phân bón thất thoát lớn là gì ?
- Bón lượng phân bón vô cơ quá cao so với nhu cầu của cây. Khoảng cách giữa các lần bón quá dài.
- Bón phân không đảm bảo dinh dưỡng tiếp xúc vùng rễ hữu hiệu của cây. Bón vãi trên mặt đất, không vùi lấp. Bón không theo tán cây.
- Bón phân phụ thuộc vào thời tiết: Bón đón mưa. Khi gặp trời nắng hoặc mưa lớn thì thất thoát do bốc hơi hoặc do xói mòn rửa trôi là đáng kể.
Lượng phân bón thất thoát nếu xét về mặt kinh tế gây lãng phí chi phí đầu tư của nông dân. Xét về mặt môi trường, một lượng lớn phân bón bị rửa trôi hoặc bay hơi sẽ làm ô nhiễm nguồn đất, nước và không khí.
Theo xu hướng canh tác nông nghiệp hiện nay. Ứng dụng phương pháp bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt giúp dinh dưỡng được cung cấp xung quanh vùng rễ hữu hiệu gần như chính xác tương ứng nhu cầu của cây. Đảm bảo sự sinh trưởng và năng suất cây trồng tối ưu. Đồng thời giúp tránh lãng phí chi phí đầu tư và hạn chế tác động xấu đến môi trường sống.
BP. Nông học Khang Thịnh
Cập nhật lúc: 10:14 sáng, 24/07/2024