Phóng sự: Áp Dụng Công Nghệ Tưới Nhỏ Giọt Cho Mía – Ý Kiến Từ Các Nhà Quản Lý

Phóng sự: Áp Dụng Công Nghệ Tưới Nhỏ Giọt Cho Mía – Ý Kiến Từ Các Nhà Quản Lý

Những năm gần đây, câu chuyện trồng lấn, xâm canh, cạnh tranh giữa các loại cây công nghiệp như mía đường, sắn, dứa, cao su trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Để mở rộng vùng nguyên liệu, cây mía đồi ngày càng phải leo cao hơn, đi xa hơn. Tuy nhiên khi không còn khả năng mở rộng diện tích bằng leo cao, đi xa nữa thì một vấn đề đặt ra đối với người trồng mía và các nhà máy đường là phải thâm canh để nâng cao năng suất sản lượng. Ngoài việc đầu tư giống, phân bón, vấn đề nước tưới cho cây mía đồi được xem là khâu kỹ thuật cực kỳ quan trọng. Với mục đích đưa năng suất cây mía đạt 150 tấn/ha trở lên, trữ đường 12 CCS, đảm bảo lưu gốc tái sinh 5-6 năm mới trồng lại. Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của nghành mía đường phối hợp với Công ty NETAFIM Việt Nam triển khai và áp dụng “Hệ thống Công nghệ cao tưới nước nhỏ giọt cho cây mía”.

 

Tưới nhỏ giọt cây mía - netafim
Hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim đặt nổi cho cây mía vùng nguyên liệu trên địa hình đồi dốc

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mía đường Lam Sơn –  Ông Lê Văn Tam cho biết: “Cây mía là một cây thân gỗ. Cho nên là nếu chăm sóc tốt với nước tưới đầy đủ, thì năng suất không chỉ 200 tấn mà nhiều nơi còn vượt trên mức hơn 200 tấn. Do đó chúng ta cũng phải thấy rằng việc tưới nước cho cây trồng nói chung và cây mía nói riêng là hết sức quan trọng. Chúng tôi đã nhận ra điều này từ nhiều năm trước. Chính vì thế từ năm 2008, chúng tôi đã phối hợp với công ty Netafim của Israel đưa phương pháp tưới nước nhỏ giọt công nghệ cao – tưới ngầm cho mía

 

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT CHO MÍA – Ý KIẾN TỪ CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HDQT Cty mía đường Lam Sơn

Ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HDQT Cty mía đường Lam Sơn cho rằng : “Để cung cấp nước tưới cho cây trồng, biện pháp cổ xưa nhất mà những cư dân trồng trọt áp dụng đó là tưới tràn (tưới ngập). Tưới phun mưa, phun tơi, phun sương, và tưới nhỏ giọt là biện pháp tiên tiến của nông nghiệp hiện đại. Trong đó, tưới nhỏ giọt được người Israel phát minh từ những năm 60 của thế kỷ 20. Chính nhờ tưới nước nhỏ giọt mà người Israel đã biến quốc gia nhỏ bé với một nửa diện tích là sa mạc của mình thành đất nước xanh tươi với nền nông nghiệp tiên tiến. Công nghệ này của Israel hiện có mặt tại hầu hết các nước có nền nông nghiệp phát triển, tham gia vào chương trình chống sa mạc hoá, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực ở nhiều nước trên thế giới.

Ông Gal Yarden – Giám đốc Công ty Netafim Việt Nam – Thái Lan cho biết: “Tôi đánh giá tốt về chiến lược nâng cao năng suất sản lượng mía của Công ty Lam Sơn. Việc đi tiên phong trong áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt chắc chắn sẽ đưa cây mía đồi vùng nguyên liệu mía có bước đột phá về nâng suất và chất lượng. Hiện tại việc phối hợp để đưa công nghệ này đến với nông dân của chúng tôi đang diễn ra rất tốt đẹp.”

 

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ TƯỚI NHỎ GIỌT CHO MÍA – Ý KIẾN TỪ CÁC NHÀ QUẢN LÝ
Ông Gal Yarden – Giám đốc Cty Netafim Việt Nam – Thái Lan
Trong tưới nhỏ giọt được phân ra 2 giải pháp: tưới ngầm và tưới nổi. Qua thực tế áp dụng hiện nay biện pháp tưới nổi đang được Công ty CP Mía đường Lam Sơn đánh giá cao và sẽ mở rộng đầu tư theo hướng này.
Theo ý kiến Ông Lê Văn Tam cho rằng: “Một cái giải pháp mới mà đầu tư đỡ tốn kém đó là tưới nhỏ giọt đặt nổi. Tức là đặt ống nhỏ giọt nổi trên bề mặt luống mía để tưới. Sau đó xong vụ người trồng có thể quấn ống nhỏ giọt lại và sử dụng cho vụ sau. Đồng thời sau khi tưới xong một lượt thì nông dân có thể nhấc ống nhỏ giọt sang vị trí khác để chăm sóc, cuốc xới ở đây, không chạm và không làm hổng dây tưới, điều này rất tiện lợi. Lợi ích thứ 2 là diện tích nhỏ, từng nông hộ đều có thể áp dụng tưới nhỏ giọt và đạt hiệu quả. Thứ ba, nguồn cấp nước cho hệ thống tưới nhỏ giọt không yêu cầu dồi dào. Với diện tích nhỏ, nông dân có thể đào một cái ao hay là khoan tay để tưới cho diện tích nhỏ một vài sào. Chính vì thế chúng tôi đang có chủ trương sẽ mở rộng giải pháp tưới này.”
Trước kia, khi bón phân cho cây mía, người nông dân phải cày rạch hàng, bón phân rồi lấp đất rất vất vả. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của thời tiết nắng mưa bất thường dẫn đến phân bón bị bay hơi hoặc rửa trôi. Chính vì thế hiệu quả sử dụng phân bón thấp, chi phí đầu tư cao và năng suất không như kỳ vọng.
Tưới nhỏ giọt cho mía - netafim
Nông dân vận hành tưới phân bón thuốc BVTV qua hệ thống tưới nhỏ giọt rất đơn giản                          
Tưới nhỏ giọt có ưu điểm tiết kiệm nước và phân bón. Phân bón được phân phối qua hệ thống tưới nhỏ giọt đến bộ rễ của cây, độ đồng đều cao, chi phí thấp, giải phóng sức lao động cho người trồng mía, năng suất có thể tăng từ 15-20%. Lợi nhuận ổn định từ cây mía chính là cơ sở để người trồng mía và Công ty Mía đường Lam Sơn mạnh dạn đầu tư công nghệ tưới nhỏ giọt.
Tuoi Nho Giot Cho Mia - netafim
Nông hộ Lê Văn Độ – tỉnh Thanh Hóa rất hài lòng với hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim đặt nổi                                      
“Muốn có cái năng suất cao và chất lượng mía tốt thì không thể không tưới” Ông Lê Văn Tam khẳng định điều này. Hiện tại Công ty Mía đường Lam Sơn đang sở hữu vùng đất chuyên canh mía tập trung và xoay quanh nhiều sông suối lớn nhỏ cùng các chiền đồi thấp, rất thuận tiện trong khai thác nguồn nước để tiếp tục mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho mía.
Công nghệ tưới nước nhỏ giọt của NETAFIM-Israel đã được áp dụng thành công trên nhiều loại cây trồng, ở nhiều nước có nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới. Từ hiệu quả thực tế của tưới nước nhỏ giọt ở vùng nguyên liệu Mía đường Lam Sơn. Trong tương lai chắc chắn công nghệ này sẽ được nông dân trồng mía chủ động tiếp cận và áp dụng cho nhiều vùng nguyên liệu khác.