Phóng sự “Cà phê đa thân không hãm ngọn, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê”

Phóng sự “Cà phê đa thân không hãm ngọn, giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê”

Mời mọi người xem phóng sự “CÀ PHÊ ĐA THÂN KHÔNG HÃM NGỌN, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ” trên Truyền hình Daklak trong chuyên mục “Khoa học Kỹ thuật với nhà nông” về ứng dụng phương pháp tạo hình cà phê đa thân kết hợp với quản lý dinh dưỡng và nước tưới nhỏ giọt bằng hệ thống NMC và phần mềm Umanage của Netafim đã cho năng suất ngoài mong đợi.

Theo thông tin bài phóng sự cung cấp, Tây Nguyên là một vùng trọng điểm về canh tác cà phê của Việt Nam với diện tích chiếm hơn 87,81% và hơn 90% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay diện tích vườn cây già cỗi ngày càng tăng, năng xuất sản lượng giảm, thêm vào đó giá cà phê bấp bênh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nông dân. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp người trồng cà phê vượt qua giai đoạn khó khăn, tiếp tục gắn bó với cây cà phê. Trong đó, đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm giảm nhân công, tăng năng suất sản lượng và chất lượng được xem là giải pháp căn cơ.

Tạo hình cà phê đa thân (hình cắt từ phóng sự)

Trong canh tác cà phê, kỹ thuật tạo hình được xem là kỹ thuật bắt buộc, với mục đích tạo cho cây có bộ tán cân đối và khai thác không gian triệt để của mỗi cây để cân bằng giữa sinh trưởng và năng suất. Có hai loại phương pháp tạo hình chính là tạo hình cà phê đa thân không hãm ngọn và đơn thân có hãm ngọn. Mỗi một phương pháp tạo hình có những ưu điểm khác nhau theo từng giai đoạn.

Trong giai đoạn hiện tay, diện tích cà phê già cỗi tăng lên, năng suất và giá cả bấp bênh, thì việc lựa chọn ứng dụng loại hình khoa học kỹ thuật nào để giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng quả là một lần nữa được đặt ra.

Thông tin của TS Phan Việt Hà (Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên) cho biết, một trong những phương pháp để tăng cao năng suất cây cà phê là phương pháp cà phê đa thân không hãm ngọn. Với phương pháp này, chắc chắn năng suất cà phê sẽ cao hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu của viện thì mới hình thức tạo hình này, năm thứ 3 có thể đạt năng suất là 5 tấn/ha, sau đó những năm thuận có thể đạt được 10 tấn/ha.

TS Phan Việt Hà trao đổi về tạo hình đa thân trên cây cà phê (ảnh cắt từ phóng sự)

Đây không phải là phương pháp mới, có thể là một phương pháp cổ điển trong canh tác cà phê được duy trì và phổ biến trên thế giới và một số vùng của tỉnh lâm đồng và khu vực phía bắc. Tuy nhiên trước đây trong phương pháp này, nông dân thường để cây cà phê phát triển tự nhiên, không áp dụng khoa học tiên tiến mà chủ yếu là thủ công, dựa vào sức người là chính.
Được biết, tại 3000m2 vườn cà phê tái canh của mình, ông Nguyễn An Khê (Thôn 7, EaKpam, CưMgar, Daklak) đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa phương pháp tạo hình cà phê đa thân vào canh tác đã thu được kết quả ngoài mong đợi.

Ông Nguyễn An Khê đang trao đổi về lợi ích của cà phê đa thân và ứng dụng công nghệ trong canh tác (ảnh cắt từ phóng sự)

Với mong đợi giảm được chi phí nhân công trong quản lý chăm sóc và thu hoạch cà phê, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng trái. Ngoài việc áp dụng mô hình cà phê đa thân, ông Khê đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim và phân bón hoà tan cây cà phê. Với mật độ cà phê đa thân trung bình 1 ha là 2222 cây, với 3 sào cà phê, vụ bói thu được 1,7 tấn. Dự kiến vào vụ thu chính thức, năng suất sẽ đạt được 7-8 tấn/ha.

Cà phê đa thân tại vườn của ông Khê đợi ngày thu hoạch

Qua việc tạo hình cà phê đa thân, kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim và phân bón hoà tan qua hệ thống tưới, năng suất tăng lên dựa vào số lượng cây/ha tăng lên và giảm thiểu được chi phí nhân công trong canh tác cà phê. Ngoài ra còn giảm được chi phí tưới nước, bón phân vì đã tự động hoá bằng hệ thống tưới nhỏ giọt và đưa phân bón vào hệ thống tưới; giảm được chi phí làm cỏ do việc sử dụng màn phủ nông nghiệp tại gốc.

Đối với nghành nông nghiệp hiện nay nói chung và cà phê nói riêng, vấn đề nhân công luôn là vấn đề quan trọng, và hiện nay, đang trở nếu thiếu hụt trầm trọng.Đặc biệt việc ứng dụng tạo hình cà phê đa thân sẽ khiến mật số/vườn rất cao, nếu áp dụng phương pháp canh tác truyền thống chi phí nhân công sẽ rất cao và cũng rất khó thao tác, chưa kể vườn dễ bị sâu bệnh. Việc áp dụng màn phủ nông nghiệp và hệ thống tưới nhỏ giọt, bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, với hệ Bộ điều khiển tưới tự động NMC junior và phần mềm quản lý Umanage của Netafim, đã giúp cho việc sản xuất nông nghiệp ít bị phụ thuộc vào yếu tố con người và thời tiết, giảm thiểu chi phí vận hành chăm sóc và quản lý vườn. Phân bón, nước tưới được cung cấp đồng đều và đầy đủ chủ động tới tất cả các cây trồng, đảm bảo cho cây sản xuất đạt sản lượng yêu cầu. 1 công lao động có thể quản lý trên diện tích lớn, có thể lên tới 10 ha.

Video chi tiết phóng sự, mời mọi người cùng xem:

 

Cập nhật lúc: 10:02 sáng, 12/01/2021